Ai là chủ trong gia đình

AI LÀ CHỦ TRONG GIA ĐÌNH ?

– Hồi chưa cưới, em nói gì anh ấy cũng đồng ý! Cô vợ trẻ lên tiếng.

– Hồi xưa cô ấy nuốt lấy từng lời của tôi, còn bây giờ lúc nào cô ấy cũng nhăn, sao anh lại làm thế này, sao anh lại làm thế kia!–Anh chồng trẻ than với tôi.

Thật ra những chuyện như thế là bình thường, trong những cặp vợ chồng trẻ đang diễn ra quá trình “phân vai”, nhưng ai sẽ đóng vai trò chủ đạo?

Người phụ nữ thông minh sẽ trả lời ngay, không cần suy nghĩ: Người chồng.

Về mặt tâm lý, người đàn ông sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều trong vai trò chủ gia đình. Mà một khi người chồng cảm thấy thoải mái và dễ chịu, anh ta sẽ sẳn lòng nghe ý kiến của vợ.

Nếu nãy sinh một vấn đề trực tiếp liên quan đến gia đình bạn, xin bạn chớ đặt chồng mình trước một sự việc đã rồi, đừng thay chồng giải quyết hết mọi việc mà nên bàn bạc trước với chồng, cân nhắc kỹ mọi phương án, tế nhị gợi ý chồng theo phương án bạn ưng ý, nếu hợp lý chính anh ấy sẽ giải quyết theo cách của bạn.

Ví dụ nếu bạn rất muốn mua một chiếc áo khoát mới nhưng bạn biết như thế sẽ hơi quá với khã năng kinh tế gia đình bạn. Khuyên bạn chớ vội! Khi đi ngoài trời lạnh về nhà, bạn chớ quên phàn nàn rằng chiếc áo cũ không đủ ấm. Khi bạn cùng chồng ghé vào cửa hàng, bạn đứng trước chiếc áo bạn thích và “lên tiếng” than thở: “Nếu giàu có nhất định em sẽ mua chiếc áo này”. rốt cuộc, nếu bạn khéo léo dẫn dắt sự việc, chồng bạn sẽ tự mua chiếc áo cho bạn, dù anh ấy có phải làm việc thêm chút ít mới đủ tiền. Bạn hãy khoe món quà ấy với mọi người rằng chồng bạn thật tuyệt vời. Anh ấy sẽ “mát lòng” và cảm thấy mình là người đàn ông thật hiểu ý vợ.

Đừng bao giờ bạn tiêu tiền mà chồng không biết hoặc chưa đồng ý vì vậy có thể xãy ra những xung đột trong gia đình hoặc biến chồng mình thành kẽ nhu nhược, yếu hèn, một điều chẳng hay ho gì.

Đừng e ngại đồng ý với chồng và nhân nhượng những chuyện nhỏ nhặt, như vậy bạn sẽ “thắng” trong những trường hợp cần phải giải quyết những việc quan trọng, bạn sẽ dễ bắt buộc anh ấy phải theo ý kiến của bạn hơn.

Đừng bao giờ chê trách chồng trước mặt người ngoài, đừng làm tổn hại phẩm giá, đức độ của chồng, đừng để bố mẹ mình nói những lời xem thường chồng mình.

Hãy lắng nghe ý kiến chồng hoặc làm ra vẻ như lắng nghe (ví dụ anh ấy không ưa người người bạn thân nhất của bạn. Hãy gặp riêng cô ta ở một nơi không phải là nhà của bạn, đừng kể cho anh ấy về cuộc gặp của bạn với cô ta cũng như đừng đề cập bất cứ chuyện gì có liên quan đến cô ta trước mặt anh ấy!)

Đừng làm điều gì chỉ cốt để trái ý hoặc chọc tức chồng bạn vì như vậy chỉ có bạn bị khổ sở.

Đừng quát tháo, la hét ầm ỉ chỉ làm chồng bạn bực thêm thôi. Hãy nhớ vũ khí chủ yếu của bạn là nụ cười, giọng nói nhẹ nhàng và tính kiên trì.

Sưu tầm báo Bình Dương Chủ Nhật 22.9.1996 – LỘC THÀNH

Bài kế tiếp

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *